CHÙA PHƯỚC LONG

Chùa Phước Long hay còn được gọi là Phước Long Tự (chùa Châu Đốc 3) toạ lạc trên cù lao Bà Sang giữa sông Đồng Nai phường Trường Thọ, quận 9, TP.Hồ Chí Minh. ChùaC được xây dựng vào năm 1965, thuộc hệ phái Phật giáo Bắc Tông. Khi ấy, chùa chỉ là nhà mái tranh vách đất, các hạng mục như hiện nay chủ yếu được xây dựng, trùng tu năm 2009 trên diện tích rộng 1,5 ha.

Bước lên vài bậc tam cấp, ngôi chùa hiện lên thật uy nghi với kiến trúc cổ kính, độc đáo. Ngôi chùa được hình thành từ năm 1965 dưới sự chủ trì của Hòa Thượng Thích Nhật Phát xây dựng. Ngôi chùa ban đầu chỉ là mái lá đơn sơ sau nhiều năm hoàn thiện và tu sửa, ngôi chùa đã được trùng tu lại, tu hút nhiều du khách từ mọi nơi đổ về đây đi tham quan ngôi chùa.

Gần đây, chùa được tu sửa lại pho tượng Phật nằm với chiều dài 10m trộng thật hùng vĩ, uy nghi, du khách sẽ khó lòng cưỡng lại được vẻ đẹp  tượng Phật nghìn mắt nghìn tay được chạm khắc rất gọn gàng, tinh tế. Ngoài ra,các nghệ nhân còn điêu khắc Phật Di Lạc hay tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cùng nhiều công trình nghệ thuật điêu khắc, các kỉ vật, hiện vật khác thu hút du khách như: tủ thờ, cối chày, bình gốm, lu,..

Điểm đặc biệt của ngôi chùa là có rất nhiều tượng với màu sắc sặc sỡ như thập bát la lán, các bồ tát, những nhân vật theo tín ngưỡng nhân gian, có cả tượng Tôn Ngộ Không, Đường Tăng… Khuôn viên chùa như một vượn tượng, tượng Quan âm bằng đá ở chính giữa hồ nước, bao quanh bởi những con rồng.Ở vị trí trung tâm chùa Phước Long là chánh điện dài 80 m, rộng 25 m, diện tích 2.000 m2 được thiết kế với liệu chủ yếu là 1.500 khối gỗ trong ba năm. Bên trong chánh điện gồm ba gian với kết cấu chính là gỗ. Màu nâu gụ của gỗ, các cột kèo, mái sơn son thếp vàng càng làm không gian thêm phần cổ kính. Kiến trúc gỗ của các cây cột, kèo, cánh cửa đến tượng Phật được các nghệ nhân nổi tiếng đến từ Huế chế tác tỉ mỉ. Ngoài ra, hầu hết vật dụng như bàn ghế, tủ thờ, chân đèn dầu, lư… trong chùa cũng đều bằng gỗ. Nhiều nhất có thể kể đến các bộ bàn gỗ được điêu khắc tinh xảo. Nhà chùa dành hẳn một không gian rộng để trưng bày những món đồ này. Du khách còn có thể chiêm ngưỡng bộ sưu tập xe cổ, đồ gốm sứ qua các thời kỳ… cũng như nhiều vật dụng có giá trị lịch sử được nhà chùa sưu tầm, trưng bày. Mỗi buổi trưa, khách viếng chùa đều được miễn phí cơm chay do Phật tử nhà chùa nấu.

Mỗi ngày đều có rất nhiều Phật tử, du khách đến cúng bái, vãn cảnh chùa. Riêng những ngày rằm, lễ Tết, Phật đản… chùa là điểm hành hương thu hút rất đông khách.

Tin Cùng Chuyên Mục