CHÙA AM NGOẠ VÂN

Nằm trên núi Bảo Đài thuộc địa phận 2 xã An Sinh và Bình Khê, TX.Đông Triều, Quảng Ninh, chùa am Ngọa Vân là một quần thể kiến trúc chùa tháp lớn của Thiền Phái Trúc Lâm trên dãy Yên Tử, nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông tu hành đắc đạo. Chính vì lí do này, Ngọa Vân được coi là thánh địa của Phật Giáo Trúc Lâm.

Chùa nằm ở vị trí trung tâm sườn phía Nam của núi Bảo Đài (Nay là núi Vây Rồng), ở độ cao trung bình 588m – 644m so với mặt nước biển, tựa lưng vào núi Bảo Đài. Chùa là một cụm các công trình phân bố từ chân lên đỉnh của ngọn Ngọa Vân nơi nhân dân hiện nay quen gọi là khu Chùa đổ hay Nhà Mẫu và Bàn Cờ tiên.
Là nơi Phật hoàng tu hành và đắc đạo, Ngọa Vân trở thành thánh địa của Thiền phái Trúc Lâm, ngay sau khi Ngài mất, tổ Pháp Loa đã cho xây dựng và mở mang Ngọa Vân. Đến nay, Ngọa Vân đã trở thành một quần thể kiến trúc chùa tháp lớn trên dãy Yên Tử.
Chùa Ngọa Vân được xây dựng, mở rộng dưới thời Lê Trung Hưng, được trùng tu tôn tạo dưới thời nhà Nguyễn. Trải qua thời gian, phần lớn kiến trúc của thánh địa Phật Giáo Trúc Lâm đã bị phá hủy.
Di tích Ngọa Vân am là một quần thể chùa tháp lớn được bố trí thành 3 lớp trên núi Bảo Đài. Lớp thấp nhất là 15 di tích dưới chân núi như: khu rừng già Tàn Lọng, Phủ Am Trà, Đô Kiệu, Thông Đàn, Đá Chồng, Ba Bậc…
Chùa Ngọa Vân, am Ngọa Vân, tháp Phật hoàng (nơi chứa một phần xá lị của Phật hoàng Trần Nhân Tông), bia đá và di tích khác đều được bảo quản, trùng tu, tôn tạo.
Núi Vảy Rồng, nơi vẫn được xem là thánh địa của Thiền phái Trúc Lâm, nơi Hoàng đế – Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308) đã tu luyện những năm tháng cuối cùng của cuộc đời và hóa Phật.

Giữa cảnh núi rừng hùng vỹ, lồng lộng, chùa Nôm tọa lạc như một nét tĩnh lặng, lắng đọng của Ngọa Vân am. Chùa Nôm còn là tuyệt phẩm kiến trúc của Đồng bằng Bắc Bộ.

Ngọa Vân am là một trong 14 điểm thuộc cụm di tích đời nhà Trần, nằm trên địa phận xã An Sinh và Bình Khê, huyện Đông Triều – Quảng Ninh, quê gốc của các vua Trần.
Trước đây, giới nghiên cứu lịch sử còn có ý kiến khác nhau về địa điểm của am Ngọa Vân. Sau này, theo tiến sĩ, nhà nghiên cứu khảo cổ học Nguyễn Văn Anh (Viện khảo cổ Việt Nam), mọi việc đã được xác định.
Kết quả điều tra nghiên cứu khảo cổ học khu vực Ngọa Vân cho thấy quần thể di tích chùa Ngọa Vân thuộc thôn Tây Sơn xã Bình Khê chính là nơi mà đức Trần Nhân Tông đã tu hành.
600 năm trước, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông đã từ bỏ kinh thành, tìm về chốn non thiêng Yên Tử, tạo dựng nên Thiền phái Trúc Lâm với sức sống vượt qua các vương triều, có ý nghĩa to lớn trong đời sống tinh thần người Việt cho đến hôm nay.
Ngọa Vân am nghĩa là “chùa nằm trên mây”. Điều đó đã mô tả đúng vị trí ở độ cao hơn 500m so với mực nước biển. Địa thế tựa vào núi, với mây trắng bao phủ quanh năm, phía dưới chân là dòng sông Cầm nên thơ uốn lượn, khách phương xa đến Ngọa Vân như lạc vào cõi thần tiên, đều cảm thấy tâm hồn thanh tịnh. Khu vực Ngọa Vân bao gồm 6 cụm di tích, phân bố dọc từ phía Đông đến khu vực trung tâm sườn phía Nam của núi Ngọa Vân. Nơi đây lưu giữ các di tích, di vật của nhiều thời kỳ khác nhau và là bằng chứng khoa học để chứng minh đây chính là di tích Ngọa Vân, nơi đức hoàng Trần Nhân Tông đã hóa Phật.
Chùa Ngọa Vân, am Ngọa Vân, tháp Phật hoàng (nơi chứa một phần xá lị của Phật hoàng Trần Nhân Tông), bia đá và di tích khác đều được bảo quản, trùng tu, tôn tạo. Khách hành hương về Ngọa Vân am có thể đi theo đường bộ hoặc đi cáp treo lên gần chùa Ngọa Vân rồi đi bộ tiếp đoạn còn lại.
Hàng năm, vào ngày 9.1 âm lịch, lễ hội xuân Ngọa Vân được tổ chức để dâng hương tới đức Phật Trần Nhân Tông và đón du khách chiêm bái.

Tin Cùng Chuyên Mục