CHÙA TÔN THẠNH

Chùa Tôn Thạnh hay Tổ Đình Tôn Thạnh là ngôi chùa cổ được xây dựng vào năm 1808 tọa lạc tại ấp Thanh Ba, xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.

Chùa được thiền sư Viên Ngộ xây dựng. Thiền sư Viên Ngộ tên thật Nguyễn Ngọc Dót, cha là Nguyễn Ngọc Bình, mẹ là Trà Thị Huệ là người làng Thanh Ba, Tổng Phước Điền Trung, huyện Phước Lộc. Từ thỏa nhỏ ông đã có ý nguyện xuất gia nên xin cha mẹ cho phép xuất gia, nhưng không được đồng ý, ông thuyết phục thì cha ông mới ra điều kiện là “Nghe nói đạo Phật tất cả đều không, hà huống có thân, con muốn xuất gia theo Phật hãy cầm cục lửa than cho cha châm thuốc cha mới tin con quyết tâm theo Phật”. Ông liền vào nhà bếp cầm một cục than hồng vào tay trái lên, mặc không biến sắc. Ông xuất gia tại chùa Vĩnh Quang gần chợ Trường Bình ( nay chùa không còn) được đặt pháp danh Viên Ngộ. Năm 1808, Thiền sư Viên Ngộ đến làng Thanh Ba, dựng một ngôi chùa bên rạch Thanh Ba và đắp một con đường từ đó lên tới Gò Đen ( nay là tỉnh lộ 835), việc xây dựng ngôi chùa gắng liền với nhiều câu chuyện huyền thoại. Theo Tỳ Kheo Thích Tắc Tấn một người nghiên cứu nhiều về chùa thì thỏa xưa khi xây dựng chùa vùng đất Thanh Ba còn nhiều rừng rậm, cọp beo rất nhiều. Một hôm khi mọi người đang xây dựng thì có một con cọp xuất hiện, mọi người hoảng loạn, riêng thiền sư vẫn an nhiên tự tại ngài chấp tay và nói rằng “ Bần tăng là người xuất gia tu hành, ốm yếu nếu như bần tăng có duyên với vùng đất này thì xin ngài hãy đi nơi khác” liền lúc đó con cọp ấy bỏ đi. Từ lúc ấy danh tiếng của thiền sư càng được lan truyền. Chùa Tôn Thạnh ban đầu có tên là chùa Lan Nhã ( hay Lan Nhược) nhân dân quanh vùng quen gọi là chùa Ông Ngộ.  Sau chùa được đổi thành Tông Thạnh nhưng năm 1841 vì kỵ tên húy của vua Thiệu Trị là Miên Tông nên chùa đổi thành Tôn Thạnh cho đến ngày nay. Khi còn trụ thế, thiền sư cho rước thợ từ Quy Nhơn vào để đúc tượng Bồ Tát Địa Tạng bằng đồng, đúc lần đầu tiên thất bại do phía sau tượng có một vết khuyết bằng ngón tay út, đúc lại lần lại thì thiền sư chặt ngón tay út mình cho vào nồi đồng và nguyện cho tượng được toàn vẹn, lần này đúc tượng được viên mãn, tượng cao 110cm bồ tát ngồi trên con thanh sư, tay phải kiết ấn, tay trái cầm viên minh châu. Ngày 19 tháng 2 năm Bính Ngọ ( 1846) ngày viên tịch, nhân dân xây tháp thờ ngài trong khuôn viên chùa.

Chùa Tôn Thạnh, một ngôi chùa mang trong mình nhiều giá trị về văn hóa và tinh thần cho nhân dân Cần Giuộc nói riêng và cả vùng nói chung. Chùa Tôn Thạnh ẩn chứa trong mình bao câu chuyện huyền thoại về những bậc cao tăng, những vị anh hùng đã không tiếc máu xương đấu tranh vì tự do cho đất nước.

Tin Cùng Chuyên Mục